Niềng răng Mắc cài sứ là gì?

Niềng răng mắc cài sứ là giải pháp tối ưu cho hàm hô, móm, vẩu , lệch lạc giúp xóa bỏ hoàn toàn khuyết điểm và mang đến cho bạn một hàm răng đều đẹp, chắc khỏe bền lâu. Phương pháp này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao lên được đông đảo khách hàng tin dùng.

Trường hợp nào nên niềng răng mắc cài sứ?

  • Răng bị hô, chìa ra ngoài
  • Răng bị móm khiến cung hàm không cân xứng
  • Răng mọc lệch lạc, lộn xộn, chen chúc
  • Răng mọc thưa, răng khểnh không đều
  • Răng bị khớp cắn hở, khớp cắn đối xứng

Niềng răng mắc cài sứ có ưu điểm gì?

Niềng răng mắc cài sứ – Giải pháp tối ưu cho hàm hô, móm, vẩu, lệch lạc sử dụng hệ thống mắc cài dây cung được thế kế đặc biệt, với chất liệu mắc cài bằng sứ và dây cung trong suốt. Việc thực hiện niềng răng mắc cài sứ khắc phục được những hạn chế của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Phương pháp này luôn khiến khách hàng hài lòng khi áp dụng điều trị và có rất nhiều ưu điểm:

1. Tính thẩm mỹ cao: Niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao, giúp bạn tự tin với nụ cười của mình. Chất liệu sứ trong suốt trùng với màu răng khiến người khác khó nhận ra được bạn đang thực hiện niềng răng.

2. Hiệu quả nhanh chóng: Về cơ bản niềng răng mắc cài sứ cũng giống như phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống khí cụ mắc cài cũng được gắn lên trên mặt răng và được điều chỉnh lực tác động ở từng giai đoạn thích hợp. Hệ thống mắc cài với chế tạo đặc biệt giúp tạo lực kéo ổn định, đồng đều. Tần suất tác động lực xen kẽ giữa kéo và nghỉ rất nhịp nhàng, sau mỗi lần chịu lực kéo luôn có một khoảng thời gian đủ để răng ổn định. Sự luân phiên này diễn ra liên tục trong quá trình đeo mắc cài để đưa răng di chuyển theo đúng lộ trình vạch sẵn, mang lại hiệu quả nhanh.

3. Đảm bảo an toàn cao: Mắc cài và dây cung sứ được thiết kế tinh vi, sắc sảo với cơ chế kháng mỏi cao, giảm thiểu tối đa ma sát. Vì vậy, khi gắn lên răng không bị bung tuột, không gây đau trong quá trình tác động lực kéo, đảm bảo an toàn cho hệ thống răng miệng khi thực hiện.

Quy trình Niềng răng mắc cài sứ

Bước 1. Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, khi khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám sơ qua tình trạng răng miệng hiện tại. Sau đó, khách hàng được đưa đi chụp X quang Panorex – Cephalometric để xác định chính xác mức độ hô, móm, vẩu, lệch lạc và nguyên nhân gây nên khiếm khuyết.
Đồng thời, bác sĩ cũng tư vấn phương pháp niềng răng sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện thời gian, chi phí của khách hàng, cũng như giải thích mọi thắc mắc của khách hàng

Bước 2. Lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm Vceph 3D 

Kết quả chụp X quang Panorex – Cephalometric được đưa về phần mềm Vceph 3D. Tại đây bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị chi tiết và chính xác, hiển thị rõ vị trí răng cần nắn chỉnh, tỉ lệ, thời gian dịch chuyển răng và kết quả của việc niềng răng như thế nào. Đây là bước rất quan trọng giúp người niềng răng hiểu rõ tình trạng răng hàm của mình và biết được chính xác quá trình điều trị biến đổi, cũng như đem lại kết quả cuối cùng ra sao trong bao lâu.

Bước 3. Lấy dấu mẫu hàm

Trước khi gắn mắc cài, khách hàng sẽ được lấy dấu mẫu hàm. Những số liệu từ việc lấy dấu mẫu hàm cũng như kế hoạch điều trị, thông tinh tình trạng răng miệng của khách hàng sẽ được chuyển sang Labo để các kỹ thuật viên chế tạo mắc cài cho phù hợp.

Bước 4. Tiến hành gắn mắc cài

Trước hết, bác sĩ gắn mắc cài trên răng, đeo thun, dây cung môi,… định hình tạo lực kéo và đối với trường hợp phức tạp phải sử dụng thêm các Mini Implant đặc biệt để làm neo chặn kéo các răng đến vị trí mong muốn.
Quá trình gắn mắc cài cũng được tiến hành tỉ mỉ, theo đúng kỹ thuật đảm bảo sao cho khí cụ tạo lực kéo ổn định, nhanh chóng sắp xếp những răng lệch lạc về đúng nơi trên cung hàm, mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của khách hàng.

Bước 5. Hướng dẫn chăm sóc sau khi niềng răng

Khách hàng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng chi tiết và chu đáo để đảm bảo có kết quả cao nhất sau khi kết thúc các giai đoạn niềng răng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám nhằm kiểm tra độ dịch chuyển răng và thay thun định hình, dây cung môi để tăng lực kéo.
Kết thúc quá trình điều trị như kế hoạch ban đầu, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài. Một số trường hợp phải sử dụng thêm hàm duy trì giữ răng không bị di chuyển, tránh tái phát sau khi niềng răng.