Cấy ghép Implant là gì?

Cấy ghép Implant hay còn được biết đến với tên gọi “trồng răng implant” là phương pháp sử dụng các trụ implant để cấy thẳng vào xương hàm thay thế cho vị trí răng thật đã bị mất.

Cấu tạo của một chiếc răng Implant bao gồm 3 phần chính:

  • Trụ Implant: có chức năng như một chiếc chân răng thật, được bác sĩ cấy thẳng vào xương hàm ở ngay vị trí mất răng, giúp nâng đỡ hiệu quả cho mão răng, cho một cầu răng hay thậm chí là một hàm răng giả để thay thế răng đã mất. Trụ Implant thường được cấu tạo từ Titanium tinh khiết và đặc biệt an toàn đối với cơ thể, đảm bảo tuyệt đối độ cứng chắc và chức năng ăn nhai.
  • Khớp nối Abutment: phần kết nối giữa trụ Implant (Titanium) và phần mão răng bên trên..
  • Mão răng sứ: là phần răng chất liệu sứ có hình dáng và chức năng ăn nhai y hệt một thân răng thật, được gắn ngay trên trụ Implant thông qua khớp nối (Abutment).

Đặc tính kỹ thuật

Sau khi trụ Implant được đặt thành công vào vùng mất răng, xương sẽ tự động bám vào vùng quanh thân trụ Implant, giúp nó có khả năng dính chặt vào xương hàm.

Sau đó các mão răng sứ sẽ được kết nối với trụ Implant bởi khớp nối Abutment và tạo nên 1 chiếc răng Implant hoàn chỉnh. Răng Implant chắc chắn sẽ đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai không thua kém gì một chiếc răng thật.

Ưu điểm nổi bật

Cấy ghép Implant đem lại nhiều ưu điểm vượt bậc:

  • Được cấu tạo giống như răng thật với đầy đủ chân răng và thân răng, nhờ đó răng do cấy ghép Implant đảm bảo thẩm mỹ cùng chức năng ăn nhai, đạt 100% giống hệt như răng thật.
  • Răng Implant sẽ tồn tại độc lập, được trồng cố định, không hề xâm lấn đến răng kế cận, giúp người sử dụng dễ dàng vệ sinh tại nhà tương tự như răng thật.
  • Ngăn chặn được hoàn toàn nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu xương, dẫn đến lão hóa khuôn mặt (hóp má, da nhăn nheo, da mặt chảy xệ) do mất răng. Khi sử dụng phương pháp dùng cầu răng sứ hay hàm tháo lắp hoàn toàn không thể khắc phục được những tình trang này.
  • Răng do cấy ghép Implant trong quá trình sử dụng đặc biệt không gây khó chịu, vướng víu hay đau nhức, rơi rớt như phương pháp sử dụng hàm giả tháo lắp.
  • Khắc phục được hầu hết các trường hợp mất răng: mất 1 răng, mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm.
  • Đặc biệt, trồng răng Implant 1 lần có thể sử dụng được trọn đời, giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian, không phải đến phòng khám nha khoa trồng mới nhiều lần như phương pháp cầu răng sứ hay hàm tháo lắp.

Cấy ghép Implant tức thì

Cấy ghép răng implant tức thì là kỹ thuật kết hợp nhổ răng và cấy implant trong cùng 1 thời điểm phẫu thuật. Khi đó răng bị hư hỏng được lấy ra ngoài, phần xương hàm vẫn chưa bị tổn thương. Sau khi kết thúc thao tác nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ implant thay thế chân răng đã mất. Các tế bào xương mới sẽ nhanh chóng phát triển và tích hợp với trụ răng implant.

Điều này rất quan trọng, quyết định đến việc giữ implant cố định chắc chắn đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng. Cấy răng implant tức thì không chỉ đảm bảo trụ implant tương thích và liền vào xương ổ răng nhanh chóng mà còn giúp nâng cao khả năng ăn nhai. Thậm chí răng implant còn có tuổi thọ cao hơn, chắc chắn hơn răng thật.

Đặc biệt hơn nếu bạn thực hiện cấy implant tức thì có thể tiến hành phục hình răng sứ trên trụ implant trong vòng 48 đến 72 tiếng. (Thông thường bệnh nhân cần chờ từ 3 đến 6 tháng sau khi cấy implant mới có thể phục hình răng sứ.) Điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện kỹ thuật này là xương hàm của bệnh nhân tốt, không bị tiêu xương do bệnh lý.

Điều quan trọng trong cấy implant tức thời là quá trình nhổ răng cần thực hiện đúng chuyên môn kỹ thuật. Nếu không xương ổ răng rất dễ bị vỡ, bể, nứt và cần thời gian để tái tạo, lành thương mới có thể cấy implant được. Do vậy bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng có nha sĩ tay nghề cao… để thực hiện cấy răng implant tức thì sau khi mất răng.

Cấy ghép Implant All On

Kỹ thuật cấy ghép Implant All On là giải pháp trồng lại răng cho những đối tượng bị mất toàn bộ hàm răng, mất nhiều răng mà không cần sử dụng quá nhiều trụ Implant.

Theo đó, người bị mất răng toàn hàm thay vì phải cắm 15, 16 chiếc trụ Implant vào miệng thì giờ đây chỉ cần khoảng 4 – 6 chiếc là đủ.

Với sự cải tiến tuyệt vời này, khách hàng sẽ là người được lợi nhất vì giảm thiểu được rất nhiều chi phí. Ngoài ra hàm cũng không bị quá nặng do cắm nhiều trụ Titanium.

Cấy ghép Implant All On cho người mất nhiều răng, mất toàn hàm sẽ có những lợi ích sau:

  • Độ ổn định của cầu răng hoặc hàm giả ở mức hoàn hảo
  • Cảm giác ăn nhai cực tốt do có tới 4 trụ Implant kết nối thẳng vào xương hàm.
  • Tuổi thọ sử dụng trụ Implant rất dài, trung bình trên 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn
  • Ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm, ngoài ra còn kích thích xương hàm phát triển tốt hơn.

Implant All On 4

Cấy ghép Implant All On 4 là giải pháp nguyên thủy ban đầu của hãng Nobel BioCare. Với kỹ thuật này, 4 trụ Implant sẽ được đưa vào xương hàm của khách hàng.

Thông thường vị trí đặt trụ của kỹ thuật All On 4 thường là: 2 trụ đặt thẳng đứng ở nhóm răng cửa trước. 2 trụ đặt theo góc nghiêng 30 – 45 độ ở nhóm răng hàm.

Sau đó một hàm răng giả hoặc các nhịp cầu răng sẽ được phục hình lên trên cấu trúc này. Từ đó phục hồi toàn bộ hàm răng cho khách hàng.

Ưu điểm:

  • Chi phí hợp lý, không quá cao như Implant All On 6, 8 hay cắm đủ 14 trụ
  • Số lượng điểm phẫu thuật cắm trụ ít hơn.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu mật độ xương hàm trên mức trung bình. Nếu mật độ xương hàm kém cũng sẽ có rủi ro cho trụ Implant.
  • Độ cảm biến ăn nhai với các nhịp cầu răng dài, nhiều sẽ chưa đạt mức hoàn hảo.

Implant All On 6

Là giải pháp cải tiến hơn khi sử dụng tới 6 trụ Implant để đặt vào xương hàm. Với kỹ thuật All On 6, các trụ chân răng thường được dựng thẳng đứng. Vị trí lắp đặt cũng được phân bố đều hơn so với cách dùng 4 trụ chân răng.

Đây là 2 kiểu số lượng trụ chân răng phổ biến nhất. Ngoài ra còn có thêm các kiểu dùng 5 hoặc 8 trụ Titanium để phục hình. Tuy nhiên những phương pháp này ít được dùng hơn và chỉ sử dụng trong vài trường hợp nhất định.

Ưu điểm:

  • Gần như không yêu cầu ghép xương răng. Người có mật độ xương hàm kém vẫn có thể sử dụng.
  • Độ ổn định của cầu răng, hàm tháo lắp sẽ vững chãi ở mức tuyệt đối.
  • Cảm biến khi ăn nhai chân thực hơn, gần như không khác gì so với dùng răng thật

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Yêu cầu nhiều điểm phẫu thuật cắm trụ Implant hơn

Hàm giả tháo lắp

Hiện nay, có rất nhiều khách hàng mất răng ở tuổi trung niên, người lớn tuổi hay ngay cả những người trẻ đang dùng biện pháp răng giả hàm tháo lắp như một cách thức “chữa cháy” tạm thời bởi dễ sử dụng và giá thành rẻ.

Nhưng theo bác sĩ Nha khoa Bs.Hà – Bs.Thành thì việc sử dụng hàm tháo lắp chỉ là một phương án tạm thời, sử dụng lâu dài sẽ đem lại rất nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Lực nhai hàm tháo lắp khá yếu, dẫn đến việc hạn chế chức năng ăn nhai, gây ra tình trạng khó nghiền nhỏ thức ăn. Từ đó, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể cũng bị giảm đi, tăng cao những nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hoá. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng đang gặp các vấn đề về dạ dày, dễ gây ra thiếu chất dinh dưỡng.
  • Hàm tháo lắp chỉ được phục hình thân răng trên nướu, giúp bệnh nhân lấp chỗ trống sau khi mất răng, chứ không hề có chân răng như khi cấy ghép Implant. Vì vậy, xương ổ răng chắc chắn vẫn bị rỗng, dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là tiêu xương hàm, xương hàm sẽ lõm xuống, tình trạng tụt nướu tiếp tục diễn biến ngày càng tệ, ảnh hưởng xấu đến mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
  • Việc nghiêm trọng nhất là khi dùng hàm tháo lắp trong thời gian dài thì vấn đề tiêu xương hàm ngày càng trầm trọng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa khuôn mặt. Có thể nhận thấy những người dùng hàm tháo lắp và mất răng thì hai bên má sẽ có hiện tượng hóp vào, da mặt chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn, khiến gương mặt trông già hơn rất nhiều so với tuổi thật.
  • Chưa kể những ai đang dùng hàm tháo lắp sẽ dễ dàng nhận thấy rằng sau một thời gian sử dụng, hàm tháo lắp sẽ trở nên lỏng lẻo & dễ rơi rớt hơn. Từ đó sẽ xuất hiện các cơn ê buốt và đau khi ăn nhai, gây ra tình trạng bị hôi miệng. Việc vệ sinh hàm tháo lắp cũng khá khó khăn, tính thẩm mỹ chưa được cao, rất dễ bị người đối diện phát hiện ra sử dụng răng giả, dẫn đến  thiếu tự tin khi giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Vậy nên làm cầu răng sứ hay trồng răng implant?

Trước đây, ngoài việc sử dụng hàm tháo lắp thì làm cầu răng luôn là phương pháp được sử dụng phổ biến cho những trường hợp mất răng. Khi đó, ngoài 2 phương pháp này thì người mất răng hầu như là không còn chọn lựa nào khác để phục hồi răng mất.

Đến nay, khi phương pháp trồng răng Implant ra đời thì cầu răng đã mất dần lợi thế. Giúp khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của những phương pháp cũ, cấy Implant chỉ có lợi chứ không ảnh hưởng gì đến các răng bên cạnh như làm cầu răng. Cụ thể như:

+ Người mất răng một, nhiều chiếc hay toàn hàm thì hoàn toàn có thể được chỉ định cấy ghép Implant. Trong khi đó, cầu răng chỉ “hạn hẹp” chỉ định khi mất một răng hay nhiều răng. Bởi kỹ thuật này yêu cầu cần có thân răng thật để làm trụ đỡ. Mặt khác nếu mất quá nhiều răng thì sử dụng cầu răng sẽ không đảm bảo lực nhai;

+ Trồng răng Implant là phương pháp độc lập và không hề ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Trong khi cầu răng sứ muốn thực hiện được phải mài răng thật làm trụ đỡ;

+ Răng implant có cấu tạo gồm thân và chân răng, tương ứng với cấu tạo cơ bản của răng sinh lý. Nên răng sau khi phục hình bền vững trong xương hàm, hiệu quả ăn nhai tương đương răng thật và đặc biệt là có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hiệu quả.

Quy trình Cấy ghép Implant chuẩn Quốc tế

Thông thường, một quy trình cấy ghép Implant sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 : Đặt implant vào xương hàm.

Đây được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cấy ghép răng Implant. Thời gian cần nghỉ dưỡng sau cấy ghép implant sẽ tùy thuộc tình trạng răng cùng các phẫu thuật thực hiện:

  • Nếu cấy nhiều trụ implant hay có thực hiện các phẫu thuật ghép xương, nâng xoang, nong xương cùng lúc thì cần đến 2-3 ngày nghỉ dưỡng.
  • Nếu cấy ghép Implant đơn lẻ, độc lập thì bạn vẫn hoàn toàn có thể sinh hoạt và quay trở lại làm việc bình thường sau khi vừa thực hiện xong.

Giai đoạn 2 : Thời gian chờ đặt trụ lành thương

Cần một khoảng thời gian từ 3 -> 6 tháng sau khi đặt implant để implant tích hợp vào với xương hàm.

Giai đoạn 3 : Làm răng sứ gắn trên implant (3-4 tuần sau khi lành thương)