Tổng hợp 10 câu hỏi về Răng Sứ

Đánh giá bài viết

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ được sử dụng để phục hồi và cải thiện vẻ đẹp cho răng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn và tự tin hơn khi quyết định có nên bọc răng sứ hay không, Nha Khoa Hà Thành sẽ giải thích chi tiết hơn từng câu hỏi nhé:

CÂU HỎI SỐ 1: Bọc răng sứ có đau không?

  • Trong quá trình thực hiện: Nhờ thuốc tê, bạn sẽ hầu như không cảm thấy đau đớn gì trong suốt quá trình mài răng và gắn răng sứ.
  • Sau khi thực hiện: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ê ẩm, nhạy cảm ở vùng răng vừa bọc. Tuy nhiên, cảm giác này thường nhẹ và sẽ giảm dần trong vài ngày.
  • Các yếu tố ảnh hưởng: Mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người, độ nhạy cảm của răng và kỹ thuật của nha sĩ.

Xem thêm: Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

CÂU HỎI SỐ 2: Bọc răng sứ có cần mài răng không?

  • Vì sao phải mài răng: Để răng sứ có thể bám chắc vào răng thật, nha sĩ cần mài đi một lớp men răng bên ngoài. Lớp men này sẽ tạo thành một lớp nền vững chắc cho răng sứ.
  • Mài răng nhiều hay ít: Lượng răng cần mài sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng thật của bạn, loại răng sứ bạn chọn và thiết kế của răng sứ. Nha sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng và mài răng một cách tối ưu nhất.

Và mài răng có gây hại cho răng không: Việc mài răng sẽ làm giảm độ bền của răng thật. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, răng sứ sẽ bảo vệ răng thật bên dưới, ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng khác.

CÂU HỎI SỐ 3: Bọc răng sứ có bền không?

Tuổi thọ trung bình: Với công nghệ hiện đại và chất liệu cao cấp, răng sứ có thể bền từ 5-15 năm hoặc lâu hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng: Tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

  • Chất liệu răng sứ: Răng toàn sứ thường bền hơn răng sứ kim loại.
  • Kỹ thuật thực hiện: Nha sĩ có tay nghề cao sẽ đảm bảo răng sứ được gắn chắc chắn và có độ khít sát cao.
  • Chế độ chăm sóc: Vệ sinh răng miệng đúng cách, khám răng định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của răng sứ.

Xem thêm: Độ bền của răng sứ kéo dài bao lâu?

rang-su-nha-khoa-ha-thanh 21

CÂU HỎI SỐ 4: Bọc răng sứ có bị đen viền nướu không?

Thông thường, chúng ta được biết đến có hai loại răng sứ phổ biến: Răng sứ kim loại và Răng sứ toàn sứ. 

  • Đối với răng sứ kim loại, sau một thời gian sử dụng, lớp sứ bên ngoài có thể bị mài mòn do tác động khi ăn nhai. Lâu dần, lớp kim loại bên trong bị oxy hóa và lộ ra, gây ra tình trạng đen viền nướu.
  • Riêng đối với Răng toàn sứ: tình trạng này ít khi xảy ra vì không có kim loại bên trong. Nên sẽ không bị đen viền nướu, giữ được sự tự nhiên cho răng nhiều hơn. 

Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn vật liệu răng sứ, bên cạnh việc cân nhắc tài chính, bạn nên cân nhắc thêm về những ưu điểm vượt trội của chất liệu răng sứ. Để có thể đảm bảo được thời gian sử dụng lâu dài và không làm hại đến sức khỏe.

CÂU HỎI SỐ 5: Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Bên cạnh một số ưu điểm nổi bật của răng sứ giúp chúng ta: 

  • Cải thiện thẩm mỹ: Có được hàm răng đều đẹp và trắng sáng.
  • Bảo vệ răng thật: Ngăn ngừa sâu răng, mòn răng.
  • Cải thiện chức năng ăn nhai: Giúp bạn ăn nhai tốt hơn

Tuy nhiên, Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc không chăm sóc răng miệng tốt. Điều này có thể gây ra một số vấn đề như: 

  • Viêm nướu: Do vệ sinh răng miệng không kỹ.
  • Hôi miệng: Do thức ăn bám vào kẽ răng sứ.
  • Răng sứ bị vỡ: Do chấn thương hoặc cắn vật cứng.

Xem thêm: Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

CÂU HỎI THỨ 6: Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai không?

Câu trả lời rằng:  nhưng không ảnh hưởng đáng kể.

Khi thực hiện bọc răng sứ, nha sĩ sẽ mài đi một phần nhỏ bề mặt răng thật để tạo độ khít sát giữa răng thật và mão sứ. Tuy nhiên, răng sứ được chế tạo với độ cứng và độ bền rất cao, thậm chí còn cao hơn răng thật. Điều này giúp bạn:

Ăn nhai thoải mái, bảo vệ răng thật: Lớp răng sứ sẽ bảo vệ răng thật bên dưới khỏi các tác động của thức ăn, giúp răng thật bền chắc hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo răng sứ luôn bền đẹp và phục vụ tốt chức năng ăn nhai, bạn nên lưu ý một số điều sau: Hạn chế thức ăn quá cứng, tránh nhai đồ vật cứng, vệ sinh răng miệng đúng cách. Và phải Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra và điều chỉnh răng sứ nếu cần.

Tóm lại, bọc răng sứ không chỉ mang lại hàm răng đẹp thẩm mỹ mà còn giúp bạn ăn nhai thoải mái và tự tin hơn.

HÌNH ẢNH CÁC KHÁCH HÀNG LÀM RĂNG SỨ TẠI NHA KHOA HÀ THÀNH

CÂU HỎI 7: Bọc răng sứ có bị hôi miệng hay không?

Câu trả lời rằng Không, bọc răng sứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra mùi hôi miệng.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng.

Bọc răng sứ thực sự không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên mùi hôi miệng:

Răng sứ chỉ là một lớp vỏ bên ngoài bao bọc răng thật, nó không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách, thức ăn vẫn có thể mắc vào kẽ răng sứ và các vị trí tiếp giáp giữa răng sứ và nướu. Nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, các mảnh thức ăn này sẽ trở thành môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Quá trình vi khuẩn phân hủy thức ăn sẽ tạo ra các hợp chất có mùi hôi, gây ảnh hưởng đến hơi thở của chúng ta.

Vậy tại sao nhiều người cho rằng bọc răng sứ gây hôi miệng?

Có thể có một số lý do khiến người ta nghĩ rằng:

  • Không vệ sinh răng miệng đúng cách: Sau khi bọc răng sứ, nhiều người chủ quan và không chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến tình trạng tích tụ mảng bám và cao răng, gây hôi miệng.
  • Vấn đề về nướu: Nếu quá trình bọc răng sứ không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc có vấn đề về vệ sinh răng miệng, có thể xảy ra tình trạng viêm nướu. Viêm nướu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Một số bệnh lý như viêm xoang, bệnh về dạ dày, tiểu đường… cũng có thể gây ra mùi hôi miệng.

CÂU HỎI 8: Nên chọn loại răng sứ nào?

Các loại răng sứ phổ biến hiện nay:

  • Răng sứ kim loại: Giá thành rẻ, độ bền cao, chịu lực tốt. Nhưng, Màu sắc sẽ không tự nhiên, dễ bị đen viền nướu, có thể gây kích ứng cho một số người.
  • Răng sứ titan: Độ bền cao, màu sắc tự nhiên hơn răng sứ kim loại, ít gây kích ứng. Tuy nhiên giá thành sẽ hơi cao hơn so với răng sứ kim loại. 
  • Răng toàn sứ: được đánh giá chất liệu răng sứ chất lượng nhất. Vì chúng giữ Màu sắc tự nhiên, có thẩm mỹ cao và không gây kích ứng, không bị đen viền nướu. Và tất nhiên là Giá thành cao nhất trong các loại răng sứ còn lại. 

Tiêu chí bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn loại răng sứ:

Thứ nhất Thẩm mỹ: Nếu bạn ưu tiên vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng, răng toàn sứ là lựa chọn tốt nhất.

Thứ hai, Độ bền: Nếu bạn cần một loại răng sứ có độ bền cao để chịu lực tốt, răng sứ kim loại hoặc răng sứ titan là lựa chọn phù hợp. Và cuối cùng, Việc lựa chọn loại răng sứ không chỉ phụ thuộc vào sở thích cá nhân mà còn cần cân nhắc kỹ lưỡng về tình trạng răng miệng và kinh tế.

Xem thêm: Tiêu chí đánh giá chất lượng của răng sứ

CÂU HỎI 9: Quy trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Gồm có 6 bước: 

Bước 1: Khám và tư vấn

Bước 2: Mài răng

Bước 3: Lấy dấu răng

Bước 4: Gắn răng tạm thời

Bước 5: Gắn răng sứ

Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh

Cụ thể hơn: 

Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng răng miệng, tư vấn về loại răng sứ phù hợp và giải đáp mọi thắc mắc. Tiếp theo, răng thật sẽ được mài nhỏ để tạo một bề mặt nhẵn nhụi, sẵn sàng cho việc gắn răng sứ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tạo răng sứ một cách chính xác.

Trong quá trình chế tạo răng sứ, bạn sẽ được gắn răng tạm thời để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai trong thời gian chờ đợi. Cuối cùng, răng sứ sẽ được gắn cố định vào răng thật. Sau khi gắn răng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo răng sứ vừa khít, thoải mái và có tính thẩm mỹ cao.

CÂU HỎI 10: NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ:

Sự chênh lệc không khá lớn giữa các nha khoa và các loại răng sứ. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí này:

  • Chất liệu răng sứ: sắp xếp theo chi phí tăng dần là Răng sứ kim loại, Răng sứ Titan và Răng toàn sứ. 
  • Tình trạng răng miệng: Nếu răng bị sâu, vỡ, hoặc cần điều trị tủy trước khi bọc sứ thì chi phí sẽ tăng lên. Và Số lượng răng cần bọc cũng ảnh hưởng đến tổng chi phí.
  • Cơ sở nha khoa: Mỗi nha khoa có mức đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khác nhau, cùng với đó là tay nghề của bác sĩ nên chi phí cũng sẽ khác nhau. Tại Nha Khoa Hà Thành, được trang bị những thiết bị công nghệ, chất liệu chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt có nhiều chương trình ưu đãi thường xuyên diễn ra và các tháng nên luôn có mức chi phí ưu đãi dành cho từng đối tượng khách hàng. 
  • Vị trí địa lý: Chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn thường cao hơn so với các tỉnh thành khác, do đó chi phí bọc răng sứ cũng có sự chênh lệch. 
  • Một điểm khiến cho chi phí làm răng sứ tăng lên nữa là các dịch vụ đi kèm:  Chẳng hạn như chi phí khám, tư vấn và chụp hình. Tuy nhiên, ở nha khoa hà thành tất cả là hoàn toàn miễn phí đối với khách thực hiện dịch vụ làm răng sứ. Nên hoàn toàn sẽ không phát sinh những chi phí dịch vụ khác đi kèm. 

Tại Nha Khoa Hà Thành, chương trình ưu đãi thường xuyên diễn ra mỗi tháng cho quý khách hàng. Cập nhật thông tin: Tại đây.

Lời khuyên của bác sĩ:

Để đưa ra quyết định cuối cùng, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ giúp bạn:

  • Đánh giá tình trạng răng miệng hiện tại.
  • So sánh ưu nhược điểm của từng loại răng sứ.
  • Lựa chọn loại răng sứ phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của bạn.
Chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé !
Contact